Truy cập nội dung luôn
Đăng nhập

Ban hành Bộ công cụ đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa

2023-08-25 10:57:00.0

HTX Chè Thái Minh (huyện đồng Hỷ) đầu tư đồng bộ hệ thống máy móc sản xuất, đóng gói chè khô, sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 và 4 sao

Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Bộ công cụ đánh giá DNNVV năng tham gia chuỗi giá trị. Đây là cơ sở để các cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV sử dụng để thực hiện đánh giá, sàng lọc DNNVV. Từ đó có những định hướng, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiềm năng có đủ điều kiện tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Bộ công cụ đánh giá DNNVV tiềm năng tham gia chuỗi giá trị, đánh giá doanh nghiệp thông qua phương pháp hỏi và chấm điểm dựa trên 11 tiêu chí chính: Lãnh đạo và quản trị; tài chính, kế toán; hệ thống quản lý chất lượng; kiểm sát nhà cung cấp/nguyên vật liệu; kiểm soát quá trình; quản lý sản xuất; bảo trì và quản lý thiết bị đo; đào tạo nguồn nhân lực; năng lực phát triển sản phẩm mới; sức khỏe, an toàn, môi trường; công nghệ và chuyển đổi số.

Mỗi tiêu chí có 03 mức đánh giá: Mức cao nhất là 03 điểm - Thực hiện đầy đủ các yêu cầu và có minh chứng; mức trung bình là 02 điểm - Chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu hoặc không có minh chứng đầy đủ; 01 điểm là mức thấp nhất - Chưa thực hiện. Riêng tiêu chí Công nghệ và chuyển đổi số có 02 mức đánh giá: 1 - Có hành động; 0 - Chưa có hành động cụ thể. Tổng điểm tối đa của 11 tiêu chí chính là 100 điểm.

Dựa trên tổng điểm đạt được khi đánh giá doanh nghiệp về mức độ sẵn sàng tham gia chuỗi giá trị của DNNVV được phân loại theo 03 nhóm: Doanh nghiệp có tổng điểm đánh giá đạt từ 80 điểm trở lên được xếp loại A - Doanh nghiệp rất tiềm năng và đủ điều kiện, sẵn sàng tham gia chuỗi giá trị. Tổng điểm đánh giá đạt từ 50 đến dưới 80 điểm được xếp lọai B - Doanh nghiệp có tiềm năng tham gia chuỗi giá trị. Khi tổng điểm đánh giá đạt dưới 50 điểm thì được xếp vào nhóm doanh nghiệp cần nhiều thời gian để cải thiện và chưa phù hợp tham gia chuỗi giá trị.

Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG luôn quan tâm ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển theo hướng xanh, bền vững. (Trong ảnh: Nhà máy may TNG Đồng Hỷ - Ảnh Mạnh Thắng)

Sau hơn 05 năm triển khai Luật Hỗ trợ DNNVV, kết quả và tác động của các chính sách hỗ trợ theo quy định của Luật còn chưa đạt được như mong muốn, đặc biệt là kết quả hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.

Thái Nguyên hiện có hơn 9.400 doanh nghiệp, chủ yếu là DNNVV. Bộ công cụ đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa tiềm năng tham gia chuỗi giá trị là hết sức cần thiết, để các cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham khảo, sử dụng để đánh giá, sàng lọc doanh nghiệp khi lựa chọn doanh nghiệp hỗ trợ; đồng thời, thông qua bộ công cụ, các doanh nghiệp tự đánh giá về mức độ đáp ứng, những tiêu chí chưa đạt cần khắc phục để sẵn sàng tham gia các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Trong giai đoạn 2018 - 2022, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai, hỗ trợ thực hiện 121 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị cho 88 hợp tác xã và 33 doanh nghiệp trên địa bàn với 3.665 hộ nông dân tham gia liên kết. Hiện có 81 liên kết chuỗi sản phẩm nông nghiệp duy trì thực hiện.

 

Đức Năm
thainguyen.gov.vn

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 3244600